Nấm trichoderma và cách sử dụng nấm trichoderma hiệu quả

Trong một vài năm trở lại đây, việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học được khuyến khích trong ngành nông nghiệp. Nấm trichoderma cùng với cách sử dụng nấm trichoderma cũng được nhiều người quan tâm để ý hơn. Mang đến công dụng tốt đối với việc trồng trọt, nấm trichoderma có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Bên cạnh đó, khi được sử dụng đúng cách, loại chế phẩm này còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển, sinh trưởng của các giống cây trồng.

Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma có tên đầy đủ là Trichoderma spp, là tên gọi của một loại chủng nấm. Loại chủng nấm này xuất hiện với mật độ cao, đặc biệt phát triển mạnh quanh khu vực rễ cây. Có khoảng 33 chủng Trichoderma khác nhau và chúng hầu hết đều có lợi cho cây trồng.

Nấm Trichoderma
Nấm Trichoderma

Qua nghiên cứu, nấm Trichoderma là một loại nấm đối kháng. Chúng có khả năng kiểm soát các loại nấm gây bệnh khác. Tiêu diệt được rất nhiều loại nấm gây ra bệnh thối rễ cho cây như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

Bên cạnh cách sử dụng nấm trichoderma phổ biến là làm phân bón hữu cơ cho cây thì loại nấm này còn mang đến nhiều lợi ích. Có thể kể đến như cố định đạm, giúp phân giải lân khó tan trong đất. Nó được bà con gọi với cái tên quen thuộc là “nấm đối kháng Trichoderma”.

Lợi ích của Trichoderma đối với cây trồng

Trichoderma giúp cây sinh trưởng tốt
Trichoderma giúp cây sinh trưởng tốt

Là loại chế phẩm chứa trong mình nhiều chức năng, Trichoderma mang đến nhiều lợi ích đối với cây trồng. Có thể kể đến như:

  • Tiêu diệt và khống chế, đồng thời giúp ngăn ngừa các loại nấm gây ra các bệnh thường gặp cho cây trồng như bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, héo rũ…
  • Tạo môi trường tốt để cho vi sinh vật có lợi cố định đạm, phát triển. Các loại vi sinh vật là sống trong đất, khiến đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn.
  • Cách sử dụng nấm trichoderma còn có công dụng kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ của cây.
  • Hỗ trợ tốt việc phân giải các hoạt chất trong phế thải hữu cơ thành các chất đơn dinh dưỡng. Việc này giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn. Cây phát triển khỏe mạnh và có năng suất cao.
  • Người ta kết hợp chế phẩm Trichoderma với phân hữu cơ. Cách sử dụng nấm trichoderma này giúp cải tạo đất, đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng hơn, giữ được cả độ phì của đất. Mật độ các loại côn trùng có ích vì thế cũng được gia tăng nhiều hơn.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại phân hóa học hay các loại thuốc trừ sâu độc hại, vừa gây tác động xấu vào môi trường lại không đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hướng dẫn cách đánh giá chất lượng sản phẩm Trichoderma

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm Trichoderma được bày bán, người sử dụng dễ dàng tiếp cận và mua chúng. Dựa trên những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi gợi ý đến bạn 2 cách dễ dàng để tự đánh giá được chất lượng sản phẩm Trichoderma. Từ đó bạn sẽ biết cách sử dụng nấm trichoderma để có được hiệu quả tốt nhất.

Kiểm tra qua thông số trên bao bì

Bao bì sản phẩm bao giờ cũng có đầy đủ các thông tin cần thiết, hãy chú ý đến những yếu tố sau đây:

  • Sản phẩm Trichoderma được coi là đạt yêu cầu phải chứa trong đó ít nhất là 10^9 tế bào/ 1g sản phẩm. Dựa trên đơn vị tính là CFU/g.
  • Chứa ít nhất là 4 chủng nấm khác nhau, các chủng nấm Trichoderma này có tác dụng hỗ trợ được cho nhau.
  • Lưu ý hạn sử dụng phải còn ít nhất là 1 năm, như vậy mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Kiểm tra thủ công

Chế phẩm Trichoderma dạng bột
Chế phẩm Trichoderma dạng bột

Bạn có thể thực hiện kiểm tra thủ công theo 1 trong 2 cách như sau:

  • Dùng nước sạch: bạn đổ nước vào khoảng ¾ chai nước loại 0,5 lít. Cho thêm 1 ít chế phẩm Trichoderma vào chai, khuấy đều. Đậy kín nắp và để ở nơi có ít ánh sáng chiếu vào nhất. Quan sát sau 4-10 ngày, nếu nước chuyển sang màu xanh hoặc xám, có mùi hôi bốc ra thì sản phẩm đã đạt yêu cầu. Nước chuyển màu nhanh, mùi càng nồng thì mật độ nấm Trichoderma càng cao.
  • Dùng bột cám, bột gạo hoặc cơm nguội nhão: dùng 1kg bột cám trộn với khoảng 1 thìa chế phẩm Trichoderma. Bạn tưới thêm nước sạch để đảm bảo đủ độ ẩm, lượng nước vào khoảng 0,5-0,7 lít. Hỗn hợp bạn cho vào túi nilong, chú ý không buộc miệng túi, để ở nơi tối, ít ánh sáng. Sau khoảng 10 ngày, nếu mùi cám không còn mà chỉ ngửi thấy mùi nấm thì sản phẩm lúc đó đã đạt đúng yêu cầu.

2 cách sử dụng nấm trichoderma phổ biến

Có rất nhiều cách sử dụng nấm trichoderma trong việc trồng trọt, hỗ trợ cho việc phát triển sinh trưởng của các giống cây trồng. Trong đó có 2 cách phổ biến được bà con thường xuyên áp dụng.

Sử dụng bón trực tiếp vào cây

Cách sử dụng nấm trichoderma
Cách sử dụng nấm trichoderma

Đối với mỗi giống cây trồng khác nhau thì sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây:

  • Cây rau màu: là các giống cây cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, ớt, rau cải các loại. Cách sử dụng nấm trichoderma với các giống cây này thường được trộn cùng với phân hữu cơ. Loại phân này sẽ được bón cho đất trước khi tiến hành việc trồng trọt. Còn được gọi là bón lót. Bón thúc bổ sung trong khoảng 1-2 lần/ vụ, liều lượng mỗi lần từ 3-6kg/ 1000m2.
  • Cây ăn quả, cây công nghiệp: cách sử dụng nấm trichoderma áp dụng với các loại cây như mít, xoài, chôm chôm, sầu riêng, tiêu, điều hay cà phê… Chế phẩm Trichoderma cũng được trộn cùng với phân hữu cơ, bón trực tiếp vào xung quanh phần gốc cây. Thời gian bón trong năm từ 1-2 lần, liều lượng bón từ 4-8kg/ 1000m2.

Cách sử dụng nấm trichoderma để ủ phân chuồng

So với phân hóa học, phân hữu cơ ngày càng được khuyến khích sử dụng. Vì chúng thân thiện với môi trường, khi phân hủy ngấm xuống đất lại càng tăng được dinh dưỡng cho đất trồng. Người ta cũng áp dụng cách sử dụng nấm trichoderma vào việc ủ phân chuồng, xác bã thực vật.

Cách sử dụng nấm trichoderma ủ phân chuồng
Cách sử dụng nấm trichoderma ủ phân chuồng
  • Cứ 3-4kg nấm Trichoderma cùng 20-30kg super lân, bạn đem trộn đều với 1 tấn phân chuồng và xác bã thực vật.
  • Sử dụng dung dịch urê phun vào đống ủ, chú ý phun đều để dung dịch thẩm thấu tốt trong thời gian ủ. Liều lượng thông thường là cứ 1kg urê thì hòa cùng 100 lít nước. Một mẹo nhỏ để kiểm tra xem đống ủ đã đạt yêu cầu về độ ẩm chưa là bạn dùng tay năm chặt một ít hỗn hợp vừa trộn. Quan sát thấy nước rỉ ra qua các kẽ tay là được.
  • Tiếp theo, bạn đảo trộn đống ủ và dùng bạt đậy kín lại. Cách sử dụng nấm trichoderma để làm phân ủ như thế này giúp tránh thời tiết mưa năng tác động vào đống ủ, hạn chế sự xâm nhập của các loại vi sinh vật có hại.
  • Ủ khoảng 4-5 ngày, mở bạt ra và tiến hành đảo trộn. Nếu thấy đống ủ khô, bạn tưới thêm nước vào để tăng độ ẩm.
  • Sau 25-30 ngày, bạn lại đảo lại một lần nữa, phun thêm nước để đảm bảo độ ẩm luôn ở mức 50-55%. Có thể ủ thêm nữa nếu phân chưa có hiện tượng hoai mục. Cho đến lúc phân hoai mục hoàn toàn thì có thể mang đi sử dụng bón cho cây trồng.

Cách sử dụng nấm trichoderma làm phân hữu cơ như trên có thể trộn cùng với phân PNK, phân urê, kali và các loại tro trấu, xơ dừa.  Ngoài ra, nấm Trichoderma còn được kết hợp để tạo ra các loại giá thể, cũng đều rất tốt cho cây trồng. Đặc biệt là đối với phương pháp trồng rau thủy canh.

Phân hữu cơ
Phân hữu cơ

Một lưu ý nhỏ trong cách sử dụng nấm trichoderma là tuyệt đối không dùng chung chế phẩm này với vôi bột. Nguyên do bởi trong thành phần của vôi có chứa chất kháng khuẩn, loại chất này sẽ làm chết nấm Trichoderma. Sản phẩm lúc đó hoàn toàn không còn lợi ích gì nữa.

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Tóm tắt

Trong nông nghiệp, cách sử dụng nấm trichoderma được coi như một “phương thuốc” hiệu quả đối với cây trồng. Giúp ngăn ngừa sâu bệnh, các loại vi sinh vật tấn công trong suốt quá trình cây phát triển. Đất khi được bón thêm chế phẩm trichoderma cũng trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *