Thông tin nhà nông – dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Cây trồng cũng như con người, luôn cần hấp thụ chất dinh dưỡng để sống và phát triển tốt. Phương pháp canh tác trồng rau thủy canh ngày nay đã hoàn thiện và trở thành một “trợ thủ” cho người nông dân. Dung dịch thủy canh vừa đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc đáng kể.

1. Giới thiệu dung dịch thủy canh

Trồng rau bằng dung dịch thủy canh an toàn cho sức khỏe
Trồng rau bằng dung dịch thủy canh an toàn cho sức khỏe

Bất kỳ một sinh vật nào cũng cần dinh dưỡng để sống và phát triển tốt. Dung dịch thủy canh được xem như một loại thức ăn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.  Rau hay các loại cây trồng cũng vậy, bản chất dung dịch thủy canh chứa các nguyên tố đa lượng bao gồm Đạm (N), Kali (K) hay Photpho (P)… các yếu tố trung lượng như Canxi (Ca), Magie (Mg) và nguyên tố vi lượng như kẽm (Zn), Sắt (Fe), Boric (Bo), Đồng (Cu),…

2. Dung dịch trồng cây thủy canh

Trồng cây bằng dung dịch thủy canh là phương pháp tiên tiến không dùng đất. Dung dịch thủy canh trồng cây là môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể chỉ có cát, vỏ trấu, vỏ xơ dừa, than bùn… Nói một cách đơn giản hơn, trồng cây bằng dung dịch dinh dưỡng thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất hoặc trồng cây dưới nước.

Trồng hoa bằng dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Trồng hoa bằng dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Bạn có biết, cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất và 95% còn lại là do quá trình quang hợp sản xuất và tự tiêu thụ. Thực chất, đất chỉ có vai trò lưu trữ các chất dinh dưỡng cho cây. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã xuất hiện và thay thế vai trò đó của đất, vừa có thể trực tiếp hấp thụ dưỡng chất, vừa có thể “uống nước”. Từ đó, phương pháp trồng cây không cần đất đã ra đời và dần được lan rộng. Không chỉ là cây trồng, dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh ngày nay cũng được những người nông dân áp dụng kỹ thuật mới mẻ này.

3. Ý nghĩa quy trình trồng cây bằng bằng dung dịch thủy canh

Bắt đầu nghiên cứu từ thế kỷ thứ 17, cho đến nay công nghệ dung dịch trồng thủy canh đã dần hoàn thiện và đi vào áp dụng thực tế. Với phương châm hướng đến phương pháp trồng rau sạch, xanh, nói không với ô nhiễm.

Bên cạnh đó, ứng dụng kỹ thuật dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh không tốn quá nhiều diện tích. Có thể bày trí trồng rau xanh, trồng các loại hoa ngay trên ban công, sân thượng hay một góc nhỏ trong nhà mình. Hiện nay, không khí ô nhiễm quá nhiều ngay cả môi trường đất cũng gặp những vấn đề đó, việc áp dụng dung dịch thủy canh để trồng trọt vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Trải nghiệm phương pháp trồng rau thủy canh
Trải nghiệm phương pháp trồng rau thủy canh

4. Các mô hình trồng cây bằng dung dịch thủy canh

4.1. Hệ thống thủy canh tĩnh

Đây là mô hình trồng cây sử dụng một cái thùng, bể, khay vừa đủ lớn. phần dung dịch dinh dưỡng thủy canh ở dưới và dùng một bệ giữ cây ở mặt trên. Thông thường, bệ giữ cây là một tấm xốp. Đặt rễ cây sao cho nổi trong dung dịch thủy canh. Do đây là môi trường nước, thiếu oxy nên sẽ nối một máy bơm khí vào khối sủi bọt để bơm oxy vào.

  • Ưu điểm của phương pháp: Vật liệu chuẩn bị đơn giản, ít tốn kém. Thường được áp dụng trong dạy học
  • Nhược điểm của phương pháp: Thiếu oxy nên cần phải trang bị thêm máy sủi bọt cung cấp oxy.

4.2. Hệ thống thủy canh dạng bấc

Được xem là mô hình thủy canh đơn giản nhất. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này dựa vào thành phần chính là sợi bấc. Chỉ cần đặt một sợi bấc ngập trong dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh, đầu còn lại chạm với phần rễ cây. Sợi bấc chính là công cụ, một mấu chốt quan trọng giúp “vận chuyển” nước và chất dinh dưỡng cho cây.

Trồng rau thủy canh không cần đất
Trồng rau thủy canh không cần đất

4.3. Hệ thống ngập và rút định kỳ

Hoàn toàn khác với nguyên tắc của hệ thống tĩnh. Chỉ một số cây mới có thể áp dụng cách cho rễ chìm trong dung dịch nước được. Như vậy, sự xuất hiện của hệ thống ngập và rút định kỳ đã xuất hiện và cải tiến được vấn đề đó.

Ứng dụng dung dịch trồng rau thủy canh bằng hệ thống này, sử dụng một máy bơm điều khiển để bơm các dưỡng chất vào khay trồng và được rút theo chu kỳ. Như vậy, hệ thống này không làm cho cây bị thiếu oxy, và tất nhiên cũng khắc phục nhược điểm của hệ thống thủy canh tĩnh. Bên cạnh đó, cây không ngập trong nước cũng làm cho cây hạn chế bị ngập, úng.

4.4. Hệ thống nhỏ giọt

Có thể nói, hệ thống này được áp dụng phổ biến trên thế giới. Dung dịch trồng thủy canh sẽ tháo máy bơm bơm lên và nhỏ từng giọt dưỡng chất vào bộ phận rễ cây. Các dung dịch dư sẽ được chảy xuống và tái sử dụng. Do đó, sự hiệu quả triệt để, tiết kiệm mà hệ thống này mang lại chính là lý do khiến cho mọi người đánh giá cao. Hệ thống được sử dụng trồng trọt và nuôi dưỡng thành công nhiều loài cây như các loại thảo mộc, trái cà chua, dưa leo, ớt và các loại hoa…

5. Các mô hình vườn trồng cây bằng dung dịch trồng thủy canh

Mô hình chữ A

Giàn trồng rau thủy canh mô hình chữ A
Giàn trồng rau thủy canh mô hình chữ A

Phù hợp với những gian nhà phố, hiện đại, diện tích đất còn eo hẹp. Mô hình cho phép nhà ở thiếu diện tích vẫn có thể trồng rau xanh và sạch được. Cách sắp xếp giống như một thửa ruộng bậc thang. Như vậy, cây có thể hấp thụ ánh sáng tốt, tạo điều kiện cho cây quang hợp.

Kiểu thẳng đứng

Những không gian có chiều rộng bị hạn chế có thể áp dụng kiểu này. Bởi vừa tiết kiệm không gian, tính thẩm mỹ lại cao. Các ống nhựa chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh được bày trí áp sát, treo thẳng đứng song song với tường hoặc mặt phẳng. Có một hệ thống ống nối để đưa dưỡng chất đi khắp tất cả các cây trên giàn.

Hình cột trụ đứng

Không quá cồng kềnh bởi các ống chứa dung dịch trồng cây thủy canh đều được cho vào các rọ xoay quanh một ống trụ lớn. Hệ thống thùng chứa và máy bơm được đặt ngay bên dưới đảm bảo bơm dinh dưỡng tới các rọ thủy tinh. Tuy nhiên, để đảm bảo ánh sáng đều khắp các cây, các rọ được đặt so le với nhau. Quả là một cách bày trí tối ưu.

Đây là một hình thức trồng cây thủy canh dạng hồi lưu. Kỹ thuật này vừa bảo vệ môi trường và cả sức khỏe người tiêu dùng. Không sử dụng chất trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc tăng trưởng và còn áp dụng được kỹ thuật hiện đại.

Giàn treo

Áp dụng dung dịch trồng cây thủy canh giàn treo
Áp dụng dung dịch trồng cây thủy canh giàn treo

Khi sử dụng mô hình này, tuy sẽ tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, do là sử dụng giàn treo nên sẽ rất cần một không gian có chiều cao vừa phải.

  • Ưu điểm: lắp đặt không quá phức tạp. Cây trồng được hấp thụ ánh nắng trực tiếp và đầy đủ.
  • Nhược điểm: độ cao cần thiết cho một giàn treo tối thiểu từ 2 mét trở lên.

Song so và so le chéo

Cũng là một mô hình tích hợp nhằm giải quyết vấn đề diện tích. Với hình thức các ống dung dịch trồng cây thủy canh đặt song song thành hai hàng và các ống được xếp so le với nhau.

  • Nhược điểm mô hình: các cây khó tiếp nhận ánh sáng một cách đồng đều do hình thức đặt phải san sát nhau.

Qua bài viết hôm nay nhằm giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh phương pháp sử dụng dung dịch thủy canh trong trồng trọt. Bên cạnh đó, có thể nhận ra rằng đây là một kỹ thuật trồng cây tích hợp tiên tiến. Với vai trò bảo vệ sức khỏe, hướng đến mục tiêu ăn sạch uống sạch của người Việt Nam. Mọi chi tiết xin liên hê

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

  • Số 9 Ngõ 3 Đỗ Nhuận, P.Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Đối Diện Công Viên Hòa Bình)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *