Chia sẻ: Tiết kiệm chi phí với hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế

Là một phương pháp tưới tiêu phổ biến trong nông nghiệp nhưng do giá thành cao nên thay vì việc lắp đặt sẵn thì nhiều người lại chọn dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế. Thay vì việc phải bỏ ra số tiền lớn cho thiết bị thì chỉ với vài vật dụng đơn giản, dễ tìm cộng thêm một chút kỹ thuật. Là đã có thể sở hữu được một hệ thống tưới nhỏ giọt riêng cho khu vườn của mình.

Ưu điểm hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt là phương pháp phổ biến, được ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chúng mang đến nhiều ưu điểm đáng kể đối với việc trồng trọt.

Hệ thống tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt

Tiết kiệm nước

Đây là ưu điểm đầu tiên và cũng là ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế. Đường ống dẫn nước có đường kính nhỏ, giúp hạn chế tối đa tình trạng dò hoặc tổn thất nước. Nước vì thế không bốc hơi nhiều, gần như lượng nước được giữ trọn vẹn và tưới vào từng gốc cây.

Lưu lượng nước nhỏ, gần như sẽ không phát sinh dòng chảy mặt. Nước được đưa đến tưới trực tiếp vào phần rễ của cây. Thấm đều vào đất, tạo độ ẩm thường xuyên cho đất để nuôi dưỡng cây phát triển.

Tiết kiệm năng lượng

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế hoạt động dưới áp lực thấp, thường thì ở trong khoảng từ 0.15at đến 2at. Giảm được tối đa năng lượng tiêu hao trong quá trình vận hành.

Nước phân bố đều ra các rễ cây

Được thiết kế với các lỗ nhỏ đều nhau, mục đích là để đảm bảo cho nước sẽ đi theo đường thẳng đến vị trí của từng cây trồng. Nước vì thế ngấm sâu hơn, đều hơn vào từng rễ cây. Theo một cuộc khảo sát, thì độ đồng đều của nước phân bố ra các cây có thể đạt đến 90%.

Phù hợp với mọi loại đất

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế
Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế

Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế có thể phù hợp với mọi loại đất trồng, ngay cả với những khu vực khắc nghiệt. Nước tưới hoàn toàn vẫn được điều tiết đều đến từng cây trồng.

Tăng hiệu quả tưới tiêu

Một hệ thống tưới nhỏ giọt tiêu chuẩn có thể cung cấp nước và cả chất dinh dưỡng cần thiết đến cây trồng. Phân bổ đều liều lượng và thời gian tưới phù hợp với từng giống cây trồng.

Không dừng lại ở đó, phương pháp này còn có khả năng điều tiết nhiệt độ và độ ẩm giữa các cây. Tạo được điều kiện tốt để cây trồng sinh trưởng, phát triển và có được sản lượng cao.

Nhược điểm hệ thống tưới nhỏ giọt

Tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt
Tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Có thể kể đến như:

  • Đảm bảo chất lượng nước rất cao, hạn chế không nên dùng các loại nước giếng, nước máy… Các loại này nước này nếu chưa được xử lý qua hệ thống lọc thường sẽ chứa trong nó nhiều tạp chất, có thể gây tắc nghẽn đường ống.
  • Gây tích lũy muối: khi tưới nhỏ giọt sẽ dễ làm các phần tử muối đọng lại bên ngoài viền ẩm. Khi gặp mưa, các phần tử muối này bị xói và gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
  • Hạn chế sự phát triển của rễ cây: cơ thể hoạt động của hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế là chỉ làm ẩm cục bộ. Rễ cây thường có độ hút cao, có xu hướng phát triển mạnh ở những vùng đất ẩm vì thế nên phương pháp này có thể khiến rễ cây phân bố không được đều. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ.

Mỗi phương pháp đều chứa trong nó những ưu điểm, nhược điểm riêng. Bạn nên cân nhắc dựa trên môi trường thực tế, tùy vào từng giống cây cụ thể để áp dụng hiệu quả.

2 cách đơn giản làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế

Bỏ qua những nhược điểm ở trên thì hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế vẫn phổ biến bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho nông nghiệp. Tuy nhiên do chi phí để lắp đặt hệ thống này khá cao, với những gia đình không có điều kiện kinh tế hoặc với quy mô vườn nhỏ họ thường chọn cách tự chế hệ thống riêng. Ngày hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến bạn 2 cách đơn giản, dễ thực hiện mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.

Cách 1: Sử dụng bình nước uống 20 lít

Để thực hiện được cách này, bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau: Bình nước lọc 20 lít, dây chuyền, kéo, keo dán (loại chuyên dụng dùng để dán ống nước).

Dùng bình nước làm hệ thống tưới nhỏ giọt
Dùng bình nước làm hệ thống tưới nhỏ giọt

Cách bước thực hiện làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế như sau:

  • Đục lỗ phần thân dưới của bình nước: bạn dùng kéo hoặc que sắt nung nóng để đục lỗ. Bạn có thể đục số lượng lỗ tùy theo nhu cầu sử dụng, nhưng cũng nên cân nhắc vừa phải với số ống truyền bạn có.
  • Gắn 1 đầu của ống truyền vào những phần lỗ đã đục ở trên. Cố định lại bằng keo dính. Chú ý là gắn keo thật kỹ, tránh nước bị dò ra ngoài. Đầu còn lại của ống truyền dùng để dẫn vào chậu cây
  • Để bình lên cao so với mặt đất, sau đó bạn đổ nước cho đầy bình. Dưới tác động của áp suất, nước sẽ tự chảy ra theo đường ống.

Cách làm này phù hợp với những khu vườn có diện tích nhỏ như sân thượng, chậu cây cảnh trong sân vườn… Nếu bạn hay phải đi xa, không có nhiều thời gian để chăm sóc cây trong một vài ngày thì đây cũng là một giải pháp phù hợp với yêu cầu của bạn. Trường hợp trồng nhiều loại cây cảnh, bạn nên chia ra làm nhiều khu vực để đảm bảo mỹ quan chung cũng nhưng không gian sẽ không gây vướng víu, khó di chuyển.

Cách 2: Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế điều khiển thủ công

Với cách này, bạn có thể áp dụng khi sở hữu diện tích khu vườn lớn hơn so với không gian sân thượng. Các vật liệu bạn cần chuẩn bị trước gồm có: ống nhựa PVC, bộ dịch truyền y tế, keo dán ống nhựa.

Bộ dịch truyền y tế
Bộ dịch truyền y tế

Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế điều khiển thủ công cụ thể như sau:

  • Dùng ống nhựa PVC đã chuẩn bị sẵn đặt theo hàng cây, dẫn đều chúng vào các gốc cây trong vườn. Lưu ý là đường ống chính sẽ có đường kính lớn hơn so với đường ống phụ.
  • Bộ dịch truyền y tế, bạn cắt bỏ các phần, chỉ để lại phần điều tiết lượng dịch truyền. Dùng keo gắn 2 phần vào với nhau, như vậy là bạn đã có được một đầu chuyên dụng để điều tiết lượng nước chảy ra.
  • Bạn gắn chặt phần điều tiết nước vừa làm ở bước trên với đầu các nhánh dẫn nước ra (đầu ống nhựa PVC)
  • Hoàn thành xong bước trên, bạn đợi một thời gian để các mối keo chặt chẽ hơn là có thể sử dụng được.
  • Mở van cho nước chảy vào đường ống, điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với đầu điều tiết.

Những hạn chế khi tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế

Những hạn chế của hệ thống tưới nhỏ giọt
Những hạn chế của hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế phù hợp với việc trồng cây cảnh, trồng rau tại nhà với quy mô nhỏ. Vừa tiết kiệm chi phí lắp đặt mà cây vẫn được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nhưng khi tự làm tại nhà, bạn sẽ rất dễ gặp phải những vấn đề như:

  • Các mối keo dính không chặt chẽ, bị hở khiến nước rò ra ngoài
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế chỉ phù hợp với những diện tích nhỏ, với những khu vườn lớn bạn cần lắp đặt một hệ thống hiện đại chuyên biệt riêng.
  • Không căn chỉnh được chính xác lượng nước ở các đầu điều tiết
  • Tất cả các bước vận hành đều phải thực hiện bằng tay, người dùng cần phải di chuyển nhiều gây khó chịu, mất thời gian.
  • Nước có thể không được tưới đều đến các cây, thậm chí có thể bỏ sót, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây trồng.

Nếu còn nhiều băn khoăn, hãy liên hệ ngay với giongrausach.com để nhận được những lời khuyên hữu ích cho hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế của bạn.

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Lời kết

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế là một phương án nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Với những dụng cụ dễ tìm, chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có được một thiết bị của riêng mình. Tuy nhiên, việc tự làm cũng không tránh khỏi những rủi ro làm mất đi hiệu quả vốn có. Bạn có thể tìm đến các cơ sở chuyên nghiệp như giongrausach.com để có được hiệu quả cao cho công việc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *