+19 loài HOA LAN RỪNG đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

Hoan Lan đẹp – Việt Nam hiện có gần 1.000 chủng loài Hoa với nhiều nét quyến rũ riêng, mùi hương phảng phất. Dưới đây là 10 loại Lan Rừng quý hiếm, đắt đỏ được chuộng nhất là Lan Móng Rùa, Long Tu Lào, Hoàng Phi Hạc, Hoàng Thảo Kèn, Lan Trầm Tím, Giả Hạc.

    1.Hoa lan đẹp – Lan Móng Rùa:

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Lan Móng Rùa được nhiều người chơi chuộng, có tên khoa học là Oberonia longibracteata Lindl.

Cây có thân thảo mọc thành từng bụi với thân cao khoảng 50cm.

Thân cành và lá của cây có mạng hình dẹt rẻ quạt, lá màu xanh giống hình móng rùa và khá dày

Hoa mọc đơn lẻ, có màu vàng tươi hình tam giác với phần môi bên trong phớt đỏ khá đẹp.

Mỗi bông có kích thước khoảng từ 3 – 4cm và thường nở vào mùa hè và thu.

Nơi sống

Loài lan này có sức sống mạnh mẽ, sống trên thân cây.

Cách trồng và chăm sóc.

Lan móng rùa thường mọc ở nơi có nhiệt độ trung bình từ 20 đến 32 độ C, ưa ánh sáng ở mức vừa phải.

Hoa sống ký sinh trên thân cây nên có thể dùng các giá thể như xơ dừa, thân cây mộc, gỗ, lũa…

Chế độ tưới nước mùa hè 2 ngày/ lần, mùa đông 1 tuần/ lần.

Lưu ý: Thời điểm tưới nước tốt nhất nên là vào buổi trưa vì như thế buổi tối lá sẽ khô.

Bón phân cho cây.

Bạn bón phân NPK hoặc loại phân có hàm lượng photpho cao cho cây trong giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt vào mùa hè.

Thời gian cây ra hoa thường từ hè đến thu, lượng mưa lớn cung cấp nhiều cho cây nên khả năng ra hoa khá cao.

2. Long Tu Lào.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Long tu Lào là loại hoa thân thòng dễ chăm sóc và ra hoa nhất.

Long tu Lào đặc tính sinh trưởng tốt, khỏe, ít bệnh, hoa đẹp. Lan sống ký sinh nên ưa nắng dưới 1 lớp lưới che.

Cách trồng và chăm sóc.

Bạn có thể thực hiện chế độ tưới nước đều vào mùa hè, hạn chế tưới nước vào mùa đông hoặc tưới vào gốc 1 tháng/2 lần.

Giữa tháng 2 dương lịch bắt đầu xịt nước lại hàng ngày vào gốc (mỗi tuần phun thêm được một lần NPK 10-30-10 vào cây), đến đầu tháng 3 dương cây có nụ.

3. Hoàng Phi Hạc:

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Hoàng Phi Hạc là loại lan rừng được ưa chuộng trồng ở nước ta do có hình dáng đẹp.

Hoàng Phi Hạc phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái Lan.

Hoa có 2 loại là màu tím và hoáng phi hạc màu trắng.

Cách trồng và chăm sóc.

Bạn nên trồng trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ.

Cây ưa điều kiện ánh sáng 60-70% do vậy bạn có thể treo những giò lan dưới một lớp lưới Thái.

Với Lan Phi Hạc bạn nên trồng theo phương thẳng đứng là tốt nhất

Thời điểm trồng tốt nhất nên là những tháng cuối năm tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nếu chọn cách mua giống bạn nên cắt tỉa sạch rễ, bỏ lá vàng, dập nát.

Bạn tách từng cặp giả hành thành 1 nhóm và ngâm chìm phần giống vào dung dịch Physan 20 – 1cc hòa với 1 lít nước.

Sau 15 phút, bạn vớt ra để ráo.

Giá thể trồng.

Gỗ lũa và gỗ cứng.

Dớn vụn.

Vỏ thống..

Nước vôi để ngâm khử trùng giá thể.

Tưới nước 1 tuần từ 2-3 lần.

Bón Phân cho cây.

Phun hỗn hợp chế phẩm 10 ngày/ lần.

Bón phân NPK 20-20-20Te một lần cho tới khi bộ rễ mầm dài ra từ 5-10cm.

Bón nano đồng.

Phun với công thức như trên cho tới khi giả hành thắt ngọn 1 tháng thì ngừng bón và chuyển sang bón phân NPK 6:30:30 phun 1 tuần 1 lần.

4. Hoàng Thảo Kèn:

Đặc tính nổi bật, màu nở hoa.

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Đây là loài lan đẹp và quý hiếm nên khó thuần.

Thời gian trồng tốt nhất trong năm từ tháng 2 – 4 dương lịch.

Cây mới lấy về cắt rễ già và dùng cồn 90 độ phun vào vết cắt, nhúng nước vôi.

Sau đó, bạn treo ngược 2 ngày để cây làm quen với môi trường.

Chọn giá thể.

Dùng chậu hoặc gỗ cứng, lũa.

Cách trồng và chăm sóc.

Khi tưới nước bạn nên chú ý đến quy tắc tưới theo mùa và không để gốc ướt quá nửa ngày.

Treo cây ở nơi khô thoáng.

Hoa lan thường phát triển mạnh sau mùa hoa.

Thời điểm này, chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên nên bạn dùng NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 và B1 phun hằng tuần.

Vào mùa hè cây dễ mắc bệnh về nấm, thối nón, đốm lá, thỗi nhũn nên bạn cần chú ý phòng bệnh cho cây.

Mùa mưa bạn nên phun phun 1 tháng 2 lần Ridomil pha loãng bằng 1/2 liều.

Mùa lạnh là thời điểm cây nghỉ ngơi nên thường bị teo thân. Do vậy, bạn cần phun thêm kích thích để tăng đề kháng cho cây.

5. Lan Trầm Tím.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Lan Trầm Tím có sức quyến rũ và mùi thơm đặc trưng nên được nhiều chuộng. Đây là loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa này phức tạp.

Lan Trầm tím được lai tạo giữa hai loài lan khác là lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím.

Hoa lan Trầm Tím có hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu và được chuộng để chơi trong dịp Tết Nguyên Đán.

Trầm có hai loại là trầm rừng và trầm công nghiệp Đài Loan, trong đó trầm Đài Loan có hoa to gấp 3 lần trầm rừng, nhiều mặt bông và màu sắc hơn thời gian chơi bông dài 3 tuần.

Trầm rừng của nước ta có ưu điểm là màu sắc sắc nét tuy kích thước nhỏ hơn và toả hương rất thơm thời gian chơi hoa 10 ngày.

Cách trồng và chăm sóc.

Lấy cây về và chỉ ghép lan trầm tím khi cây đã nhú mầm non ở gốc nhưng mầm non chưa ra rễ mới để đảm bảo sinh trưởng tốt.

Cây trước khi trồng phải cắt tỉa, rễ, cắt ngắn còn 1 cm nhằm kích thích chồi non phát triển.

Cây lan trầm tím sau khi cắt tỉa đem treo ngược cây 1 ngày rồi ngâm phần gốc 10 phút với dung dịch 1ml (b1)+ 1ml (atonik) + 1l nước.

Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào giá thể trồng vào tiều khí hậu nơi trồng.

6 ngày tưới một lần gồm B1 và atonik với liều lượng 0.5ml B1 + 0.5ml atonik+ 1 lít nước để kích mầm cho lan trầm tím.

Định kỳ 2 tuần tưới một lần thuốc khử nấm cho cây.

6. Hoàng Thảo Đơn Cam.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Hoàng Thảo Đơn Cam là loài lan rừng quý, có màu sắc rực rỡ, hoa sai bông. Hoa có mùi hương thơm dịu nhẹ.

Lan hoàng thảo đơn cam trồng ở các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Indonesia, Malaysia…

Loài lan phát triển trong môi trường độ ẩm cao, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, dễ bị tổn thương trong nhiệt độ cao.

Lá cây rụng vào mùa thu, hoa dài, bóng bẩy, bề rộng đầy đặn và nở bung cong ngược ra sau đặc trưng, hoa to 4–5 cm, 1-4 hoa mọc ở các đốt, thơm.

Hoa có hương thơm và có một mùi hương tương tự như màu sáp.

Cách trồng và chăm sóc.

Bạn chọn nơi thoáng mát, độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải để trồng lan.

Bạn có thể dùng giá thể trồng lan như vỏ cây, đá bọt.

Sau khi trồng lan vào giá thể, mỗi ngày bạn cho cây đón ánh nắng nhẹ 3 giờ để cây có thời gian quang hợp.

Với Hoàng Thảo Đơn Cam, bạn cần tưới nước 3 lần/ tuần vào mùa đồng và 1 lần/ tuần vòa mùa đông.

Bón phân cho hoa 1 tuần/ lần.

7. Lan Giả Hạc.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Đây là loại lan phổ biến nhất của nước ta với đặc trưng là thân hồng hoa sai và rất thơm nên được rất nhiều người chơi ưa thích.

Hoa có sắc màu trắng tím và có giá trị cao nhất là 5 cánh trắng, 5 cánh tím, mũi trắng, mắt xước, lưỡi bệt, cánh bay, cánh cụp, lưỡi trề…

Giả Hạc (phi Điệp Tím) – Dendrobium anosmum là loại có vẻ đẹp duyên dáng.

Ngoài ra nó còn là một loại lan rất dễ sống chỉ cần cung cấp cho nó nơi bám trụ mà không cần bón phân cây vẫn sống tốt.

Giả Hạc sống ký sinh trên các cành cây ở bìa rừng có độ cao 1.000 – 3000 m ở Việt Nam.

Thân Giả Hạc cao 1,2m, chúng nổi tiếng với những chùm hoa dài to.

Hoa thường có màu hồng và trắng cùng màu tím ở môi và lưỡi hoa. Hoa nở sẽ tỏa ra một hương thơm nhẹ dịu., hương thơm phảng phất đi rất xa.

Lan Giả Hạc khá dễ trồng nên có thể trồng ở giá thể gỗ hoặc trong chậu đất nung loại lớn.

Bạn nên treo cây ở nơi có ánh sáng khoảng từ 50-70%.

Cách trồng và chăm sóc.

Bước 1: Chia giống

Bạn cần tách từng giả hành ra và tách riêng ra. Sau đó, bạn đầu tỉa rễ già, phần dập, úa, để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.

Bước 2: Ngâm

Để lan ngâm giống từ 5 – 10 phút với dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/ lít nước.

Vớt ra để ráo ít giờ.

Bước 3: Ghép, treo.

Bạn găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ.

Để cây ghép phát triển tốt bạn nên tách riêng phần giả hành tơ và giả hành già ra hai bên.

Ghép xong bạn treo lên giàn và đặt ở những nơi có ánh nắng chiếu khoảng 60-70%.

Bón phân.

Sau khi lên giá thể bạn phun chế phẩm 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik.

Sau khi phun chế phẩm tới khi thắt ngọn thì bạn ngừng lại.

Khi lan được 8 tháng tuổi bạn phun cho cây một lượng 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.

Phun thuốc khử khuẩn, nấm cho cây, định kì 1 tháng/ lần bạn phun Movento + Pesieu 1 lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…

8. Trúc Phật Bà.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Lan trúc Phật bà (lan trúc quan âm) tên là Dendrobium Pendulum. Đây là loại lan  có cánh xòe rộng nên rất đẹp và được ưa chuộng.

Lan có ba màu: Trắng, vàng, phơn phớt tím và mùi hương dễ chịu.

Cách trồng và chăm sóc.

Chuẩn bị.

Lan trúc Phật bà giống khỏe mạnh.

Dớn miếng và vỏ cây linh sam để làm giá thể cho lan.

Chậu trồng có thiết kế giúp thoát nước tốt.

Cách trồng.

Bạn cho giá thể gồm hỗn hợp dớn miếng, vỏ cây linh sam vào chậu rồi trồng lan vào giá thể trên.

Bạn tưới nước cho cây và đặt chậu lan của mình ở nơi có nhiệt độ mát và ánh sáng vừa phải.

Thời điểm phát triển mạnh, lan trúc Phật bà cần được giữ ẩm và bón phân để cung cấp dinh dưỡng kịp thời.

Cách chăm sóc.

Cây trúc phật bà cây có thể phát triển và sức sống mạnh mẽ, ưa ánh sáng trực tiếp, chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt. Cây ưa đất ở trung du đến đồng bằng, thời gian chăm sóc không quá tốn công, tuy nhiên nên trồng ở vùng có đất ẩm cao.

9. Lan Ngọc Điểm.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Loài hoa Lan Ngọc Điểm có tên gọi phổ biến khác là lan tai trâu, lá dày, hẹp,.

Khi ra hoa thường cong hay thòng xuống, dài bằng chiều dài của lá.

Có nhiều hoa điểm tím, có khi ra cả chục chùm hoa.

Ngọc điểm có mùi hương dễ chịu, thường nở hoa vào dịp tết nên được ví là lan của Tết cổ truyền, cây dễ trồng và phát triển.

Lan ngọc được trồng tại vùng cao như vùng Nam Trung Bộ và một số nước bạn như Lào Campuchia.

Ngọc Điểm là loại lan có bụi to và phát triển mạnh.

Lá của cây to bản và dài xanh mướt thường phát triển nhanh và mạnh.

Cách trồng và chăm sóc lan ngọc điểm.

Ngọc điểm là loại lan chịu được nóng khá tốt.

Nhiệt độ thích hợp nhất để lan ngọc điểm phát triển rơi vào khoảng 26-30 độ C.

Lan ngọc điểm chịu hạn khá tốt tuy nhiên lại ưa điều kiện ẩm độ cao và nhanh phát triển. Độ ẩm khoảng từ 40-70%.

Lan ngọc điểm thuộc loại cây ưa sáng khoảng 60%.

Cây lan ngọc điểm là loại lan độc trụ nên khi trồng giá thể cần phải thật thoáng. Khi trồng chỉ cần cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào giá thể khoảng 3 cục than gôc thật to là đủ.

Bạn nên tưới nước cho ngọc điểm khoảng 2 lần / ngày. Vào mùa nghỉ của lan bạn chỉ càn tưới nước khoảng 1 lần/ ngày.

Bạn có thể chọn thuốc chống nấm Tilt Super 1 tháng/ lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa.

10. Thủy Tiên Tím.

Đặc tính nổi bật, mùa hoa nở.

Lan Thủy Tiên có tên gọi khác là Kiều và là một loại hoa có vẻ đẹp mĩ miều và rực rỡ, hương thơm dịu nhẹ.

Lan Thủy Tiên sống ở nhiều vùng khí hậu của Việt Nam.

Hoa mọc ra từ phần gốc lá và thành từng chùm dài buông thong xuống trông rất đẹp mắt.

Hoa có kích thước mỗi bông từ 2-4cm, nở đại trà.

Cách trồng và chăm sóc.

Lan Thủy Tiên được trồng bằng cách ghép dớn.

Khi ghép với chậu hoặc giá thể gỗ bạn treo ở nơi thoáng mát và phun nước định kì. Tới khi nào ra rễ mới đem ra tiếp xúc với nắng.

11. Lan Giả Hạc rừng.

Hoa Lan Giả Hạc rừng  là loài sinh trưởng tốt, dễ trồng, hoa sai và thơm nên rất dễ trồng, được nhiều người chuộng.

Giả hạc rừng là loại lan phổ biến ở Việt Nam với thân hồng, hoa rất thơm và sai nên được nhiều người ưa chuộng.

Loài lan này được nhiều dân chơi trồng vào chậu gỗ để chưng chơi trong phòng khách, hoặc đặt ở cửa sổ gần bàn làm việc.

Giả hạc cho ra nhiều loại mặt bông với màu chủ đạo là tông trắng tím, nổi tiếng và có giá trị cao nhất là 5 cánh trắng, 5 cánh tím, mũi trắng, mắt xước, lưỡi bệt, cánh bay, cánh cụp, lưỡi trề…

Lan Giả Hạc Rừng tên khoa học: Dendrobium anosmum.

Giống lan này thường mọc ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á Châu nhưng nay phổ thông trên khắp thế giới bởi vì khá dễ trồng, nhiều hoa và hương thơm ngào ngạt.

Thân Giả Hạc rừng dài 1.20 m buông rũ xuống.

Lá mọc đối cách dài 8-12 cm, rộng từ 4-7 cm.

Hoa to tới 10 cm mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào mùa Xuân.

12. Lan Trầm.

Đây là loại hoàng thảo được chị em rất thích vì bông sai, thơm có màu chủ đạo là tông tím.

Trầm có hai loại là trầm rừng và trầm công nghiệp Đài Loan. Trầm Đài Loan có hoa to gấp 3 trầm rừng, nhiều sắc.

Thời gian chơi bông dài từ 3 – 4 tuần.

Trầm rừng có ưu điểm là màu sắc sắc nét tuy kích thước nhỏ hơn và toả hương rất thơm thời gian chơi hoa 10 ngày.

13. Lan Trúc Phật Bà.

Lan Trúc Phật Bà thường nở hoa trước tết, mọc thành cụm xoè ra hình bàn tay rất đẹp với 2 tông màu trắng và vàng.

Thân lan có hình dáng vùng bìu cũng như vùng thắt tạo thành hình giống như chuỗi phật trong phật giáo.

Cánh hoa màu trắng tự nhiên dược bao bọc bởi viền màu tím, nhuỵ hoa rất tươi thể hiện sự trường tồn tạo nên tổng thể mặt hoa rất đẹp.

Mùa hoa trúc phật bà vào tháng 5 – tháng 6.

Giá thể trồng lan phật bà thường là vỏ thông trộn xơ dừa.

Khi trồng nên để bộ rễ nằm trên giá thể vì nó không chịu được độ ẩm quá cao dễ gây bệnh trên cây.

14. Hoàng Thảo Đơn Cam.

Hoàng Thảo Đơn Cam là một trong các loại hoa rừng quý với màu sắc sặc sỡ.

Loài hoa này trông nhỏ nhắn, xinh xắn và sai bông nên tạo nên sự nổi bật riêng cho mình.

15. Lan Kiều Dẹt.

Hoàng thảo thủy tiên dẹt hay kiều dẹt, tên khoa học là Dendrobium sulcatum, là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo.

Cây được tìm thấy rất nhiều ở Thái Lan, Lào và Nam Trung Quốc Đông dãy Himalaya ở độ cao từ 500 đến 1000 mét.

Có nhiều loại lan kiều khác nhau như kiều vàng, tím, vuông, cam… Có thể thấy qua tên của nó để biết rằng lan kiều là loài đẹp và có giá trị nhất.

Lan Kiều dẹt nở hoa vào mùa xuân, nở thành từng chùm màu vàng, có mùi hương nhẹ, hảng phất.

Một điều thú vị về loài hoa này rất hiếm và đang thuộc hàng sách đỏ Việt Nam.

16. Nghinh Xuân (lai châu, ngọc điểm).

Lan Nghinh Xuân hay còn có tên gọi khác là lai châu, ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea.

Nghinh Xuân thường ra hoa và dịp cận Tết nên được nhiều người Việt dùng chơi trong nhà, phòng khách mỗi dịp tết đến xuân về.

Nginh Xuân là loại hoa dễ trồng, dễ chăm sóc.

Hoa nở có màu trắng và tím hoặc vàng.

17. Hạc Vĩ.

Hạc Vỹ có tên khoa học là Dendrobium aphyllum.

Hạc Vĩ là loài lan có cùng họ với Giả Hạc.

Hạc Vĩ rất sai bông và dễ trồng.

Hoa có màu hồng trắng xen kẽ ám xanh.

Nhụy có Hạc Vĩ có màu vàng.

18. Cẩm Báo.

Lan Cẩm Báo có tên khoa học là Vandopsis parishii là một giống phong lan thuộc loài Vandopsis, nhóm Vanda. Vanda dùng để chỉ loài lan thân đơn lá xòe sang 2 bên, còn chữ opsis có nghĩa là giống như.

Cẩm báo là loại lan có bông dày cánh nên chơi được thời gian khá lâu.

Hoa Cẩm Báo có đốm màu nền vàng nhạt xen kẽ đốm nâu đậm hơn da báo chút. Đây cũng chính là khởi nguồn tên gọi của loài hoa này.

Rễ của lan Cẩm Báo rất to khỏe, nó thường vươn ra ngoài để hút nước và dinh dưỡng đưa lên nuôi cây.

Loài hoa này tương đối dễ trồng.

Nhiều người thích chơi Cẩm Báo không chỉ vì nó có nét đẹp mạnh mẽ của loài báo mà còn do hoa lâu tàn (hoa chơi được khoảng 3 tuần mới tàn).

19. Mỹ Dung Dạ Hương.

Mỹ Dung Dạ Hương có tên khoa học là Vanda denisoniana là loài lan vanda có hoa vàng xanh, cánh tròn trịa, hoa rất thơm mùi vani và lâu tàn.

Loài hoa này có màu sắc đặc trưng là màu xanh chuối hạt.

Mỹ Dung Dạ Hương khá dễ trồng và là một loại lan rễ gió không cần giá thể.

Vì nó có mùi hương thơm phảng phất làm ngất ngây lòng người mà dân chơi đã đặt cho cái tên Mỹ Dung Dạ Hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *