Điều gì khiến thủy canh nước sâu không được lòng bà con

Hệ thống thủy canh nước sâu là một trong những mô hình trồng rau thủy canh được nhiều bà con lựa chọn. Bên cạnh những ưu điểm về năng suất thu hoạch cũng như khả năng phòng chống sâu bệnh trên cây trồng. Thì hệ thống này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khiến nó không được ưa chuộng như các mô hình thủy canh khác.

Khái quát về thủy canh, thủy canh nước sâu

Phương pháp trồng rau thủy canh đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với ngành nông nghiệp trồng trọt. Nhìn chung thì hình thức trồng trọt thủy canh mang đến nhiều công dụng đối với sự phát triển của các giống cây trồng. Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái quát chung về thủy canh.

Thủy canh là gì?

Được định nghĩa là một phương pháp trồng cây dựa vào dung dịch dinh dưỡng, phương pháp trồng rau thủy canh đặc biệt không cần dùng đến đất trồng. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng các loại giá thể để cung cấp phần dinh dưỡng cho cây phát triển. Người ta thường dùng giá thể như xơ dừa, mùn cưa, than bùn…

Phương pháp thủy canh
Phương pháp thủy canh

Với mô hình thủy canh nước sâu hay bất cứ mô hình thủy canh nào khác, rễ cây có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng. Cây vì thế mà có thể hấp thụ đầy đủ lượng khí oxy cần thiết. Lại vẫn đảm bảo được độ ẩm cũng như ánh sáng. Đây là phương pháp đã rất phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Một vài năm trở lại đây, hình thức này bắt đầu được nhiều bà con lựa chọn áp dụng trong việc trồng trọt của mình hơn.

Thủy canh nước sâu

Là một trong những mô hình thủy canh, thủy canh nước sâu có ưu điểm nổi trội trong việc tăng năng suất cho cây trồng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia đánh giá thì mô hình nước sâu còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây, cây trồng vì thế mà khỏe mạnh hơn và hạn chế sâu bệnh.

Thủy canh nước sâu
Thủy canh nước sâu

Thủy canh nước sâu hay còn được gọi là thủy canh bọt hoặc thủy canh bè. Khi áp dụng mô hình này, phần rễ của cây sẽ để ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Cây vì thế mà có thể hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng. Đồng thời, với mô hình thủy canh nước sâu không thể thiếu thiết bị máy bơm. Máy bơm này có tác dụng bơm khí oxy, để rễ cây không bị úng hoặc thối.

Những nhược điểm của thủy canh nước sâu

Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy thì tuy nhiên mô hình thủy canh nước sâu vẫn nhận được sự e dè của nhiều bà con khi chọn hình thức thủy canh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến điều này, hãy cùng chúng tôi liệt kê một vài nhược điểm thường gặp khi trồng rau với mô hình này.

Sự xuất hiện của tảo

Đặc trưng của mô hình thủy canh nước sâu là phần rễ sẽ ngập chìm trong dung dịch dinh dưỡng. Cây trồng vì thế mà được hưởng toàn bộ giá trị dinh dưỡng đó. Dưới tác động của điều kiện thời tiết lý tưởng, không thấy sự xuất hiện của sâu bệnh hay sự tác động của bất cứ yếu tố bất lợi nào. Thì chắc hẳn thủy canh nước sâu là phương pháp dễ thực hiện mang lại kết quả cao.

Nhược điểm mô hình thủy canh nước sâu
Nhược điểm mô hình thủy canh nước sâu

Vấn đề dễ gặp nhất của mô hình này hay bất cứ mô hình thủy canh nào khác đó là tảo. Trong quá trình trồng trọt, ánh sáng có tác động rất lớn cho sự phát triển xanh tươi của cây. Nhưng nếu ánh sáng chiếu vào quá nhiều, sẽ làm tảo phát triển nhanh và nhiều hơn. Vì thế trong suốt quá trình nuôi trồng, bạn cần phải hết sức chú ý, theo dõi liên tục để đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ. Việc này tiêu tốn nhiều thời gian của bà con.

Sự xuất hiện của tảo sẽ gây ảnh hưởng đến mô hình thủy canh nước sâu như:

  • Nó hút hết phần dinh dưỡng của cây. Cây chậm phát triển, chậm lớn, còi cọc thậm chí có thể bị chết cây.
  • Gây ra hiện tượng bọt khí quá nhiều, không khí khó thoát được ra ngoài dẫn đến việc rễ cây bị úng, thối
  • Khiến hệ thống thủy canh nước sâu bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng giống cây trồng.

Tạo ra quá nhiều bọt

Hệ thống thủy canh bọt cần phải có nhiều bọt khí để việc lưu thông khí oxy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều bọt thì lại không phải là một việc tốt. Tác động của chúng có thể hủy hoại giống cây trồng của bạn.

Với mô hình thủy canh nước sâu, những bọt khí sẽ đi dần vào rễ cây. Khi số lượng bọt quá nhiều chúng có khiến rễ cây trở nên yếu ớt và thậm chí khiến rễ bị đứt gãy. Hiện tượng này nếu không được phát hiện sớm, để xảy ra quá nhiều khiến cây trồng yếu và chết dần đi. Hệ thống thủy canh nước sâu lúc đó coi như đã bị phá hủy hoàn toàn.

Gây mất cân bằng dinh dưỡng

Do không sử dụng đất trồng, nên mô hình thủy canh nước sâu hoàn toàn dựa vào dung dịch dinh dưỡng để cây có thể phát triển. Bà con sẽ không phải mất thời gian trong việc xử lý đất trồng nữa. Theo một nghiên cứu từ thực tế, thì năng suất khi thu hoạch có thể lên đến hơn 25% so với các phương pháp trồng trọt thông thường.

Thủy canh nước sâu gây mất cân bằng dinh dưỡng
Thủy canh nước sâu gây mất cân bằng dinh dưỡng

Tuy nhiên nó lại gặp hạn chế ở chỗ, dung dịch này gần như được “lập trình” sẵn với một lượng nhất định. Bạn cần luôn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho từng loại cây khác nhau. Khi cây càng lớn thì lại càng cần chú ý điều chỉnh liều lượng phù hợp, thay đổi các loại chất thích hợp hơn. Cây trồng trong mô hình thủy canh nước sâu khi thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào đều sẽ chậm phát triển, không đạt năng suất. Khả năng chống chọi lại với sâu bệnh kém đi.

Tiềm ẩn các chất dinh dưỡng chìm

Thường thì khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cho hệ thống thủy canh nước sâu, bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng một số dưỡng chất không được hòa tan hết. Chúng đọng lại xuống phần đáy bể và khó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Những chất dinh dưỡng chìm tiềm ẩn thế này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí dẫn đến việc thiếu hụt dưỡng chất cho các giống cây trồng.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này đó là do hệ thống thủy canh nước sâu không có đủ chuyển động nước. Lúc này, bà con cần phải bổ sung thêm bọt khí vào hệ thống. Hoặc thay một chiếc máy bơm khác để hỗ trợ việc tuần hoàn của nước. Đồng thời không gây thêm áp lực lên phần rễ cây.

Một số mô hình thủy canh phổ biến khác

Bên cạnh mô hình thủy canh nước sâu thì còn 4 mô hình thủy canh khác, cũng đang được áp dụng rộng rãi vào việc trồng trọt

Mô hình thủy canh dạng bấc

Mô hình thủy canh dạng bấc
Mô hình thủy canh dạng bấc

Đây là mô hình phổ biến nhất vì có chi phí thấp, việc thực hiện cũng khá đơn giản. Dựa trên nguyên tắc rễ cây hút chất dinh dưỡng qua bấc hút và đường ống dẫn nước. Mô hình này thường gặp vấn đề với việc cần đến một lượng nước lớn, bù đắp nước cho các bấc hấp thụ.

Mô hình tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt mang đến nhiều ưu điểm hơn so với mô hình thủy canh nước sâu, chính vì vậy nó được nhiều bà con lựa chọn sử dụng hơn. Dựa trên hoạt động bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng, sau đó đưa đến trực tiếp các đầu rễ cây qua phương thức nhỏ giọt. Giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, bên cạnh đó luôn đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết cho cây.

Mô hình hồi lưu NFT

Mô hình thủy canh hồi lưu NFT sử dụng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT). Qua đó, các màng mỏng là nơi chảy dinh dưỡng vào rễ cây. Khi sử dụng chỉ cần nghiêng nhẹ để dinh dưỡng chảy đều vào cây.

Mô hình khí canh

Mô hình khí canh
Mô hình khí canh

So với mô hình thủy canh nước sâu khi rễ ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Thì mô hình khí canh hoạt động trong đó rễ được được tưới dinh dưỡng theo hình thức phun sương. Được đánh giá là kỹ thuật đột phá, giúp cây trồng đạt năng suất cao với môi trường sống lý tưởng, không dịch bệnh.

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Mặc dù vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng mô hình thủy canh nước sâu vẫn là phương pháp trồng trọt mang đến nhiều công dụng tích cực. Dựa trên điều kiện thực tế cũng như từng giống cây trồng mà bà con có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *