Cần hiểu về nguồn gây bệnh trong trồng trọt để có biện pháp phòng trừ
- Tư vấn sản phẩm 24/7:
- Mrs Thơ: 0973.582.558
- Email: hoangthohd@gmail.com
- Địa chỉ: Số 114B ngõ 5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số TK ngân hàng:
Nguồn gây bệnh được duy trì tàng trữ ở các vị trí đặc điểm, ở các bộ phận cơ quan khác nhau của cây có thể ở trong hạt giống, cây giống, ở trên các tàn dư cây bệnh cũ, hoặc ở trong đất, trên cỏ dại, trong cơ thể sinh vật môi giới
Bệnh dệp trên lá rau thường gặp
– Tồn tại ở hạt giống, cây giống, hom giống, củ giống: Đó là vị trí tồn tại của nguồn bệnh phổ biến đối với bệnh có thể ở bên trong nội bộ hạt, phôi hạt gọi là nhiễm trùng bên trong hoặc cũng có có trường hợp bệnh tồn tại ở trên bề mặt hạt giống, củ giống gọi là nhiễm trùng bên ngoài. Có khi nguồn bệnh ở dạng hạch nấm chỉ lẫ tạp với khối hạt giống khi thu hoạch cất trữ. Bệnh lúa von có nguồn bệnh chủ yếu tồn tại ở hạt giống ở dạng mầm sợ nấm tĩnh trong phôi hạt là kiểu nhiễm trùng bên trong nhưng đồng thời cũng có thể thấy nguồn bệnh ở dạng bào tử nhiễm trùng bên ngoài trên vỏ hạt. Vì vậy đối với một số bệnh nguồn bệnh ở hạt giống có thể tồn tại ở nhiều dạng và ở các vị trí khác nhau trên hạt. Một số bệnh virut và vi khuẩn nguồn bệnh của chúng ở bên trong củ giống (khoai tây), hom giống (mía, dứa)
Bênh sương mai trên cây cà chua
– Tồn tại ở tàn dư cây bệnh cũ, cỏ dại và ở trong đất: Đây cũng là những trường hợp nguồn bệnh tồn tại khá phổ biến. Do các bộ phận bị bệnh như lá, thân, quả, rễ của cây bệnh và cỏ dại vốn đã có sẵn vi sinh vật gây bênh sống ở trên đó về sau các bộ phận đó chết lụi đi rơi rụng ở trên đất hoặc nát vụn trong không gian, hoạc được dùng làm phân rác đã trở thành nguồn bệnh với các dạng bào tử tĩnh, hoặc thể sợi nấm, hạch nấm, dịch keo vi khuẩn, tinh thể virut…
– Ở trong đất khi nhiệt độ thấp và khô hạn thường thấy nguồn bệnh tồn tại trong thời gian lâu dài. Ở trên tàn dư cây bệnh, có lại vi sinh vật gây bệnh tồn tại rất lâu trong quá tình vi sinh vật không hoạt động, không sinh sản, đến khi các tàn dư đóbị thối rữa phân hủy sẽ giải phóng cá vi sinh vật gây bệnh ở các dạng tồn tại của nguồn bệnh vào trong đất. Loại này gọi là những loại thuộc nhóm ký cư. Một số loại khác thích ứng với đất khá cao, khi tồn tại ở trong đất có thể sống được rất lâu, đồng thời gặp điều kiện thuận lợi vãn có thể hoạt động ở đất mà không cần có cây ký chủ như các loại nấm hoại sinh và bán hoại sinh. Loại này là những loại thuộc nhóm tập cư
Bệnh gỉ sắt trắng trên cây rau muống
– Trong điều kiện trồng độc canh một loại cây liên tục nhiều năm sẽ dẫn tới tình trạng nguồn bệnh tích lũy nhiều. Ngược lại khi luân canh, thay đổi cây trồng trên diện tích trồng trọt tạo ra một thời gian cách ly với cây bệnh thì nguồn bệnh ở trong đất có thể bị giảm dần số lượng, nhất đối với loại ký cư như các loại vi khuẩn ký sinh có tính chuyên hóa hẹp rất dễ bị các loại vi sinh vật đối khangs ở trong đất tiêu diệt, người ta gọi hiện tượng đó là hiện tượng đất “tự khử trùng”. Trong trường hợp này thời gian bảo tồn nguồn bệnh lâu ha chóng hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ phân hủy các tư dư cây bệnh, tính chất của đất, các biện phát canh tác và đặc tính cảu các loại ký sinh vật. Vì vậy chế độ luân canh cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng trong phòng trừ bệnh, đồng thời khi phân chuồng làm bằng các lại tàn dư cây trồng (lá, thân, rơm, rạ) ủ chưa kỹ, chưa hoại mục, đã đem bón thì nguồn bệnh đó sẽ nhiều và thời gian tồn tại ở đất dài hơn khu dùng phân hoại mục
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Sản phẩm tương tự
Đất trồng và phân bón
Dụng cụ trồng
Dụng cụ trồng
Đất trồng và phân bón
Đất trồng và phân bón
Đất trồng và phân bón
Đất trồng và phân bón
Dụng cụ trồng
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cần hiểu về nguồn gây bệnh trong trồng trọt để có biện pháp phòng trừ”