Phân bón cao cấp NPK 16 – 16 – 16 + TE
35,000₫ 30,000₫
Phân bón cao cấp NPK tổng hợp với tỷ lệ NPK 1:1:1 kèm theo trung vi lượng cung cấp cho cây trồng ra rễ bật chồi và cây trồng phát triển cân đối
- Tư vấn sản phẩm 24/7:
- Mrs Thơ: 0973.582.558
- Email: hoangthohd@gmail.com
- Địa chỉ: Số 114B ngõ 5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số TK ngân hàng:
Cây trồng phát triển tốt khi chúng ta cung cấp đúng đủ lượng phân cần dùng đồng thời tiết kiệm phân bón chi phí trong quá trình canh tác.
Phân bón cho su hoa rau màu
Phân bón có NPK tổng hợp tỷ lệ 1:1:1 bón cho cây khi nào? Nếu cây trồng bạn đang ở giai đoạn và có hiện tượng sau:
- Thời kỳ sau thu hoạch: Việc bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng vì nếu không thì cây không đủ dinh dưỡng để hồi phục. Năng suất trái cây phụ thuộc vào hiệu quả quang hợp, nên cần phải nhanh chóng cho cây ra nhiều đọt non, nhiều lá. Nếu cây bình thường thì sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1
Nếu cây sinh trưởng kém, cây vừa cho năng suất cao thì có thể sử dụng tỷ lệ NPK: 2:1:1 hoặc 3:1:1. Lượng phân bón ở giai đoạn này thường căn cứ vào đặc điểm của cây và năng suất trái vừa thu hoạch, nếu năng suất càng cao thì lượng bón phải càng nhiều.
Phân bón cao cấp cho ổi
- Thời kỳ chuẩn bị ra hoa:lúc này cây dinh dưỡng để lá và đọt vừa ra thành thục, tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ N mà tăng P hoặc K.
- Thời kỳ phát triển trái: thời kỳ này dài hay ngắn tùy cây, nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn sau đậu trái: thường trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, lúc này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng trái. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1.
+ Giai đoạn trái phát triển nhanh: lúc này trái cây sẽ lớn rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỷ lệ NPK: 1:1:1. Với những cây có trái nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… thì cần hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỷ lệ K lên NPK: 2:2:3. Với những cây có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) thì có thể chỉ bón 1 lần, nhưng những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2 – 3 lần bón.
+ Giai đoạn trái trưởng thành, chín: lúc này trái cây đã lớn hết cỡ và bước vào giai đoạn thành thục, chín, cây cần bón đủ K thì mới có mẫu mã trái đẹp, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hậu – Ts. Nguyễn Văn Hòa
Phân bón cho cà chua
Thành phần phân bón cao cấp 16 – 16 – 16 + TE
Đạm N(Ts): 16% | Đạm (NO3): 5% | Lân (P2O5): 16% | Kali (K2O5): 16% |
Canxi (Ca): 2% | Magie (Mg): 0.015% | Sắt (Fe): 0.2% | Mangan (Mn): 0.015% |
Thông tin sản phẩm:
- Nhập khẩu bởi cty Nông nghiệp nhiệt đới
- Số đăng ký tại VN: 36/2011/TT-BNNPTNT
- TCCS: 05:2014/NĐPB
- Quy cách: 1kg/gói. 50kg/bao
- Giá bán: 30k/kg
- Hạn sử dụng: 3 năm
Lợi ích đem lại cho cây trồng
- Cung cấp đủ các nguyên tố đa trung vi lượng kích thích phát triển rễ mạnh, bật chồi mạnh, lá to dayfm cây khỏe, đẹp ra hoa nhiều, quả lớn, củ to mẫu mã đẹp
- Giúp cây trồng phát triển cân đối, đồng đều, tăng năng suát và chất lượng nông sản
Hướng dẫn cách sử dụng
- Cây ăn trái: Xoài, na, sầu riêng, nhãn, vải, chôm chôm, cam, quất, bưởi, ổi, đu đủ…: Bón xung quanh gốc cây (theo tán lá): Sau khi thu hoạch bón 200 – 300kg/ha. Trước khi ra hoa 1 tháng bón 150 – 200kg/ha. Khi có trái bón 150 – 200kg/ha
- Cây rau màu (Dưa chuột dưa hấu, dưa lê, bầu bí, mướp, cà rốt, bắp cải cà chua, ớt, hành, tỏi…) rải đều trên mặt ruộng. Một vụ bón 3 lần vào thời kỳ cây non, trường thành và trước khi thu hoạch. Mỗi lần 100 – 300kg/ha. Có thể hòa 1kg cho 70 – 80L nước để tưới
- Hoa (hồng, cúc, lay ơn…): Bón định kỳ 1 tháng 1 lần từ 10 – 15kg cho 1000m2
Phân bón cho hành hoa
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Sản phẩm tương tự
Đất trồng và phân bón
Đất trồng rau và hoa
Đất trồng rau và hoa
Đất trồng và phân bón
Đất trồng rau và hoa
Đất trồng và phân bón
Đất trồng và phân bón
Đất trồng và phân bón
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phân bón cao cấp NPK 16 – 16 – 16 + TE”