Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo khiến nhà bạn “nổi bần bật”

Bất kể là mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo hay những mẫu chậu đứng thông thường. Thì tất cả chúng đều làm công việc chính là tô điểm thêm cho không gian của khu vườn. Tăng thêm sức sống cho chính ngôi nhà của bạn. Kiểu chậu treo được dùng khá phổ biến cho các loại cây thân thảo, có hoa rủ, hoa mọc thành chùm. Người trồng cây vừa thuận tiện trong việc chăm sóc, lại vẫn mang được nét cá tính riêng của bản thân.

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo – Chất liệu của chậu hoa

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo ngày nay được bày bán rất nhiều trên thị trường. Để bắt kịp xu hướng cũng như mong muốn của người sử dụng mà mẫu mã cũng ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó là nhiều màu sắc bắt mắt, kiểu dáng phù hợp với từng giống cây cụ thể. Một số chất liệu dùng để làm chậu hoa thường thấy như nhựa, đất nung, gốm sứ hay chậu gỗ, chậu bê tông.

Chậu nhựa

Chậu nhựa trồng hoa
Chậu nhựa trồng hoa

Đây là mẫu chậu được dùng nhiều nhất vì giá rẻ, nhiều màu sắc đa dạng. Độ bền cao hơn so với các loại chậu cây khác. Đặc biệt thích hợp với các giống cây trồng ở ngoài trời. Màu sắc sặc sỡ của chậu nhựa có ảnh hưởng tích cực đến sức sống của cây trồng.

Chậu đất nung

Chậu đất nung có khả năng thấm nước cao. Nó được coi là chất liệu lý tưởng với các loại cây trồng trong nhà hoặc các loại thảo mộc như cây hương thảo, cây húng quế… Tuy nhiên, chậu đất nung dễ nứt và dễ bám bẩn trong quá trình sử dụng. Màu sắc cũng không đa dạng như chậu nhựa.

Chậu gốm sứ

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo – Chậu gốm sứ có giá thành cao. Vì được thiết kế khá tinh xảo với nhiều đường nét hoa văn cầu kỳ. Ưu điểm dễ nhận thấy ở loại chậu này là độ bền cao. Thường được trưng bày trong nhà tạo điểm nhấn cùng sự trang trọng. Nhược điểm của mẫu chậu này là khả năng thoát nước chậm. Chỉ thích hợp với các giống cây trồng trong nhà.

Chậu gỗ

Chậu gỗ
Chậu gỗ

Độ bền cao, khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, mẫu chậu trồng hoa rủ, thân thảo bằng gỗ được đánh giá là thân thiện, không gây tác động xấu đến môi trường. Chậu gỗ thích hợp với các loại cây trồng trong không gian bên ngoài trời.

Chậu bê tông

Phù hợp với những diện tích cây trồng lớn ngoài trời bởi độ bền cao. Nhược điểm lớn nhất của kiểu chậu này là khối lượng lớn, khó di chuyển nên thường chỉ được đặt cố định tại chỗ. Đồng thời, chi phí đầu tư khá cao.

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo hợp với loại cây nào?

Các loại cây thân thảo rất được những người yêu thích cây cảnh lựa chọn trang trí cho không gian của mình. Bởi loại cây này có đặc tính dễ trồng, cây lan nhanh, cho hoa nở đẹp và rực rỡ. Bên cạnh đó, ưu thế lớn nhất của giống cây này là không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật trong việc chăm sóc. Hoàn toàn dễ dàng với cả những người mới bắt đầu.

Với các gia đình ở thành phố không có nhiều diện tích cho việc trồng trọt. Việc trồng cây thân thảo được ưu tiên trồng trong chậu dạng treo. Vừa tiết kiệm không gian lại vẫn mang đến vẻ đẹp riêng cho ngôi nhà.

Cây chuỗi ngọc

Được gọi là cây chuỗi ngọc vì lá của loại cây này có hình dạng giống như những viên bi. Chúng mọc sát thân, mọc xen kẽ với nhau tạo thành hình giống nhưa chuỗi trang sức của phụ nữ. Điều đặc biệt nữa của loại cây này chính là không có phần cuống lá.

Cây chuỗi ngọc
Cây chuỗi ngọc

Mang ý nghĩa thể hiện tình bạn trong sáng, thanh khiết của những người bạn. Người ta thường thấy loại cây này xuất hiện trong khuôn viên ban công trên sân thượng, quán cà phê, sân vườn… Cây được treo cao tạo ấn tượng riêng cho người thưởng thức chúng.

Dây thường xuân

Dây thường xuân là mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo khá phổ biến. Ưu điểm của nó là dễ trồng, trong quá trình phát triển cũng không cần dùng đến quá nhiều ánh sáng. Thường xuân còn có khả năng hấp thụ được những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ những chất gây ô nhiễm tạo ra.

Riêng đối với quan điểm phong thủy, loại cây này mang ý nghĩa lớn trong việc xua đuổi tà ma, xua tan phần âm khí tồn dư. Là biểu tượng cho sự bình an, may mắn của chủ nhân.

Cây dừa cạn

Hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn

Loại cây thân thảo này cho hoa nở quanh năm. Bản thân nó có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Ngoài tác dụng trang trí thông thường, cây dừa cạn còn là một loại thuốc chữa bệnh trong Đông y. Nó được chế biến để chữa các bệnh điển hình như tiểu đường, sốt rét, bệnh máu trắng…Cây dừa cạn khi được trồng trong chậu đứng hay chậu treo đều cũng rất đẹp và tỏa sáng.

Cây dạ yên thảo

Ưu điểm của cây dạ yên thảo là ra hoa liên tục. Cây ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ, dịch bệnh. Cùng với sức sống mãnh liệu, chịu nhiệt khá tốt nên loại cây này thường được trồng trên ban công sân thượng.

Hoa dạ yên thảo mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần thu hút. Là sự lựa chọn của rất nhiều người yêu hoa.

Cây mắt huyền

Mắt huyền là loại cây dây leo, thân thảo. Thường được trồng vào chậu đứng hoặc treo trước nhà đều rất ấn tượng.

Cây mắt huyền
Cây mắt huyền

Hoa mắt huyền đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau từ cam, vàng, trắng đến hồng phớt hay đỏ cam lạ mắt. Cây cho hoa vào thời gian khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Khoảng thời gian này, hoa ra liên tục và màu hoa cũng rực rỡ nhất.

Cây hoa lồng đèn

Cây hoa lồng đèn được xếp vào hạng những loại cây cảnh có tiếng hiện nay. So với các loại cây thân thảo khác, thì cây hoa lồng đèn hơi kén về thời tiết khi trồng. Chúng hợp với môi trường  mát mẻ quanh năm với độ ẩm cao. Chính vì thế mà ở nước ta, loại cây này thường xuất hiện chủ yếu ở Đà Lạt và Sa Pa.

Cây hoa lồng đèn
Cây hoa lồng đèn

Hoa mang sắc đỏ rực rỡ, là biểu trưng ý nghĩa về sự tốt lành nên nhận được sự yêu quý của rất nhiều người. Dưới điều kiện thời tiết lý tưởng, cây có thể cho ra hoa quanh năm.

Lưu ý về cách chăm sóc chậu hoa treo

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo cần đảm bảo độ thoáng khí và khả năng thoát nước tốt. Khi chăm sóc bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Về lượng nước tưới: cân đối lượng nước tưới vừa phải, nếu đất đã đạt đủ độ ẩm thì nên tưới ít nước lại. Có một cách đơn giản để kiểm tra, đó là bạn dùng que đũa tre cắm giữa gốc và thành chậu. Lấy tay miết nhẹ vào que, nếu thấy tay ướt thì không cần phải tưới nước nữa và ngược lại.
  • Về phân bón: với diện tích chậu nhỏ hẹp, mà hoa thì lại sinh trưởng liên tục nên luôn cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng. Tốt nhất là bạn nên bón phân cho cây ít nhất khoảng 1 lần/ 1 tuần. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể lựa chọn những loại phân thông minh, giúp cây dễ tiêu hóa. Cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc.
  • Về ánh sáng: cây cần được cung cấp đủ năng cho toàn bộ quá trình phát triển. Tuy nhiên với các loại cây thân thảo, nắng quá to có thể sẽ khiến cây bị héo. Đặc biệt là vào mùa hè, bạn cần che nắng cho cây nhất là vào thời điểm buổi trưa. Nhiệt độ lý tưởng nhất để cây sống khỏe ở ngoài trời là từ 15-20 độ C.
  • Chú ý phòng bệnh cho cây: các loại cây thân thảo, hoa rủ thường phục vụ chính cho việc trang trí cho không gian khu vườn. Vì thế mà để đảm bảo được nét đẹp vốn có của hoa bạn nên thường xuyên cắt tỉa lại cành nhánh thừa. Loại bỏ lá úa dưới gốc cây, cũng để tránh mầm bệnh lây lan.

FanPage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Mẫu chậu trồng hoa rủ thân thảo dạng treo khá phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt đối với các gia đình tại thành phố. Mỗi loại cây thân thảo đều ẩn chứa trong nó nét đẹp riêng. Nhưng nhìn chung chúng đều góp phần tô điểm thêm phần rực rỡ cho cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó, cũng đừng bỏ qua những lưu ý trong việc chăm sóc để cho các giống cây thân thảo phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *