Cách phòng và trị bệnh thối nhũn trên lá và thân hoa lan

Phòng và trị bệnh thối nhũn trên lá và thân hoa lan, Mùa mưa hoa lan thường bị bệnh thối nhũn trên lá và thân, người chơi lan rất vất vả cho bệnh thối nhũn, khó điều trị và nếu điều trị khỏi bệnh lại bị sẹo trên lá hoặc phải cắt bỏ phần thối đi làm cây mất đẹp và mất đi giá trị cây lan

Trên lá hoa lan xuất hiện thối lá

Trong mùa mưa, hoa lan thường thối đọt non, thối lá và thối thân do nấm móc, vi khuẩn gây ra khi gặp thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, độ ẩm cao chúng phát triển rất nhanh và lây lan rất tốc độ nhành làm cả vườn thối nhũn gây thiệt hại nặng Ví dụ: Giò lan bị nấm trắng bám trên gỗ vú sữa. cách ngừa nấm trắng nên phun thuốc anvil 5sc liều dùng như trên bao bì hoặc benkon sát trùng trừ nấm liều dùng 2ml/1lit nước. Anh chị sẽ thấy hiệu quả ngay trong 3 ngày sau nhé. (theo runglan)

Bệnh nấm trắng trên giỏ lan

Nếu giò lan bị rêu nhớt đen bám. Rêu nhớt này rất khó trị hiện chỉ có cách là dùng vòi nước mạnh xịt cho rêu bong ra và dùng tay hoặc bàn chảy đánh răng lột từng mãng ra.

Nấm và rêu nhớt là tác hại đều làm cho cây nhiễm bệnh thối nhũn.

Cách phòng và trị bệnh thối nhũn trên lá và thân hoa lan mùa mưa

Bước 1: Đầu tiên dọn vườn thông thoáng tránh độ ẩm quá cao, vì mưa xuống hoặc tưới nước nhiều cây và giá thể trồng không thoát nước, giữ nước nhiều dẫn đến gây bệnh cho cây. (hạn chế nước khi mùa mưa) Bước 2: Kiểm tra chậu lan hoặc giò lan có bị rêu nhớt đen bám bề mặt giá thể trồng không, nếu có thì cách đơn giảng dùng vòi nước mạnh xịt cho bong tróc lớp màng ra. Nếu xịt không tróc ra nên lấy tay bóc ra hoặc bàn đánh răng cào nhẹ ra cho chậu lan, giò lan thoáng rể. Loại nhớt đen này khi gặp mưa nước nhiều sẽ làm cho cây lan thối gốc và thân cây. Bước 3: Thay mới giá thể bị mục trồng lâu ngày như: sơ dừa, vỏ thông, gỗ vú sữa, dớn … khi giá thể trồng lâu ngày như sơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục khi gặp mưa nhiều tích trữ nước lâu thì sẽ sinh ra nấm mốc làm cho cây lan rất dể bệnh và thối nhũn. (Bắt buột và nên thay giá thể mới bị mục lâu ngày) Bước 4: Phun thuốc chống nấm bệnh và đầy kháng cho cây như: ridomil gold 68wg, daconil 75wp, starner 20wp, benkona sát khuẩn v.v… đây là những loại thuốc chống nấm mốc và vi khuẩn rất hay được nhiều nhà vườn đã dùng để phòng ngừa nấm bệnh rất hiệu quả. Cây lan bị thối nhũn khi đã xịt thuốc vài ngày sau. Lá bị thối sẽ khô đen lại không còn lây lan.

Cách điều trị bệnh cho cây đang bị thối nhũn và ngừa lây lan.

Cây hoa lan đang bị thối nhũn lá ăn dần đến thân hoặc thối gốc do thối từ rễ ăn vào gốc, cách trị và xử lý thối nhũn cây hoa lan dòng đơn thân và đơn thân.

  • Dòng đơn thân: đai trâu, ngọc điểm hải yến, sóc ta, sóc lào, hồ điệp, hỏa hoàng …
  • Dòng đa thân: giả hạc, ý thảo, ngọc thạch, hoàng thảo kèn, ý ngọc …

Cách xử lý

  • Bệnh thối lá: Tốt nhất là cắt và khoét bỏ phần thối rồi dùng vôi hoặc thuốc nấm đậm đặt bôi lên vết cách. Nếu thối ít vài đóm thì xịt thuốc thối nhũn cho phần thối khô lại và khi khô lại sẽ thành sẹo màu đen chổ bị thối, phần này dùng cho vườn lớn và không có thời gian cắt khét. (xử lý dòng đơn thân cũng như dòng đa thân) xịt thuốc gì thì minh sẽ hướng dẫn bên dưới sau
  • Bệnh thối rễ, phần gốc, thân: Thối rễ thì thương là do giá thể bị mục lâu ngày gặp mưa sinh ra nấm làm cho rễ bị thối, cách nhận biết thối rễ là nhìn cọng rễ bị vàng và khi bóp vô cọng rễ bị mềm nhũn có thêm nước nhầy là thối rễ. Khi thối rễ thường sẽ ăn vào gốc cây làm thối gốc rồi đến thân cây. Khi đã bị thối rễ thì tốt nhất nên nhổ cây ra cắt bỏ phần rễ thối đi rồi trồng vào giá thể mới. Nếu không có thời gian cắt tỉa rễ thay giá thể mới thì cần xịt thuốc chống thối nhũn (thuốc chống thối nhũn ở bên dưới nhé) Khi đã bị thối gốc, thối thân trên cây đơn thân và đa thân coi như tiêu, để cứu chữa lấy giống.
  • Cách sử lý dòng đơn thân: Khi đã bị thối thân, thối gốc thì cắt bỏ thần gốc hoặc thân bị thối đi sao dó bôi thuốc trừ bệnh, trừ nấm đậm đặt lên vết cắt và treo rồi phun thuốc trừ bệnh chống thối nhũn cho đến khi cây không còn dấu hiệu thối nữa, sao đó kích rễ mới lại rồi trồng vào giá thể mới.
  • Cách sử lý dòng đa thân: Cũng như dòng đơn thân khi đã thối gốc và thân thì cắt bo phần thối đi bôi thuốc lên vết cắt và xịt thuốc treo ngược đến khi hết bị thối. sao đó đặt thân cây lên dớn hoặc rêu phun thuốc kích keiki để chờ cây keiki con mọc ra (cách làm giống như nhân giống keiki mọc trên thân cây)

Dưới đây là các loại thuốc trừ bệnh, chống thối nhũn rất hiệu quả như mình đã dùng ngăn ngừa trừ bệnh vào mùa mưa hoặc những lúc cây bị thối nhũn khi thời tiết thay đổi. Anh chị em nên dùng luân phiên và thay đổi sẽ tốt hơn và chống kháng thuốc

  1. Thuốc Poner và Benkona

Cách sử dụng: pha tỉ lệ poner 40tb như trên bao bì + benkona 2ml/1lit nước kết hợp rồi phun cả cây và lá điều trị và trừ bệnh thối nhũn.

2. Benkona và Marthian

Cách sử dụng: pha tỉ lệ marthian 90sp như trên bao bì + benkona 2ml/1lit nước kết hợp rồi phun cả cây và lá điều trị và trừ bệnh thối nhũn.

3. Thuốc Starner 20WP và Marthian 90 SP Cách sử dụng: pha tỉ lệ starner 20wp + marthian 90sp như trên bao bì kết hợp rồi phun cả cây và lá điều trị và trừ bệnh thối nhũn.

4. Benkona và Topsin M 70WP Cách sử dụng: pha tỉ lệ topsin 70wp như trên bao bì + benkona 2ml/1lit nước kết hợp rồi phun cả cây và lá để trị và trừ bệnh thối nhũn.

5. Thuốc Physan Cách sử dụng: pha tỉ lệ physan 20 1ml/1lit nước rồi phun cả cây và lá để trị và trừ bệnh thối nhũn. nếu bị nặng thì 2ml/1lit nước (Physan hàng mỹ chuẩn nhất)

Phòng và trị bệnh thối nhũn trên lá và thân hoa lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *