Khám phá nguyên lý trồng rau thủy canh ngay tại nhà

Với sự phát triển của kỹ thuật nông nghiệp mới, hiện nay có rất nhiều người áp dụng thành công nguyên lý trồng rau thủy canh ngay tại nhà. Với phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian trồng trọt khi không phải làm đất, phù hợp với những không gian nhỏ hẹp như sân thượng hay ban công. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình thủy canh giúp các giống rau phát triển tốt, mạnh khỏe hơn và cho năng suất thu hoạch cao hơn hẳn các phương pháp canh tác thông thường.

Khái quát về thủy canh

Phương pháp thủy canh được biết đến như một hình thức canh tác không cần dùng đất. Phần rễ của cây được đặt trong dung dịch dinh dưỡng hoặc mặt trên của dung dịch. Nguyên lý trồng rau thủy canh dựa trên việc cây hấp thu chất dinh dưỡng qua các loại giá thể. Mô hình trồng trọt này được đánh giá là tiên tiến, không sử dụng đất trồng nên sẽ không tốn nhiều thời gian để xử lý đất. Đồng thời, từ các loại giá thể dễ phân hủy như xơ dừa, than bụi, tro trấu… vừa thân thiện với môi trường lại mang đến năng suất cao.

Phương pháp trồng rau thủy canh
Phương pháp trồng rau thủy canh

Đối với hình thức thủy canh, thì dung dịch dinh dưỡng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển, sinh trưởng của cây. Dựa trên thực tế, theo từng giống rau khác nhau mà người ta áp dụng theo từng nguyên lý trồng rau thủy canh cụ thể.

Phân loại hệ thống thủy canh

Căn cứ vào đặc điểm của dung dịch dinh dưỡng thủy canh mà người ta chia hệ thống này ra làm 3 loại cơ bản.

Hệ thống thủy canh tĩnh

Đây là nguyên lý trồng rau thủy canh được nhiều người biết đến, vì nó dễ áp dụng, đặc biệt trong việc trồng rau thủy canh bằng thùng xốp. Đối với hệ thống tĩnh, dung dịch dinh dưỡng được đặt cố định và gần như không chuyển động trong toàn bộ quy trình trồng trọt. Tùy vào đặc điểm của từng loại cây mà người ta có thể nhúng toàn bộ hoặc một phần của bộ rễ vào dung dịch.

Hệ thống thủy canh tĩnh
Hệ thống thủy canh tĩnh

Ưu điểm nổi bật của nguyên lý trồng rau thủy canh tĩnh là chi phí đầu tư thấp. Do không cần làm hệ thống chuyển động dung dịch. Nhưng đó cũng là điều bất lợi khi có thể gặp những hạn chế về việc thiếu oxy và độ PH giảm. Có thể dẫn đến việc cây trồng dễ bị ngộ độc, phát triển không đều, còi cọc. Chính vì thế mà nó thường được sử dụng cho việc trồng rau tại nhà trong thùng xốp.

Hệ thống thủy canh động

Hệ thống thủy canh động hay còn được gọi là thủy canh tuần hoàn. Khác với hệ thống thủy canh tĩnh, dung dịch dinh dưỡng hệ thống động chuyển động liên tục. Việc chuyển động này diễn ra trong suốt quá trình trồng cây. Nguyên lý trồng rau thủy canh động dựa trên nguyên lý của thủy triều, sục khí và nguyên lý tưới nhỏ giọt. Hệ thống thủy canh động có chi phí đầu tư cao hơn so với hệ thống tĩnh. Nhưng lại khắc phục được tình trạng thiếu hụt oxy thường hay gặp khi thủy canh tĩnh. Hệ thống thủy canh tĩnh được chia nhỏ ra làm 2 loại:

  • Hệ thống thủy canh dạng mở: với dạng này, dung dịch dinh dưỡng gần như sẽ không có sự tuần hoàn trở lại trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy gây ra lãng phí không cần thiết.
  • Hệ thống thủy canh dạng kín: nhờ hệ thống bơm hút mà dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại, các giống cây vì thế phát triển tốt hơn. Lại tiết kiệm được chi phí vận hành.

Hệ thống bán thủy canh

Thường thì hệ thống bán thủy canh được áp dạng phổ biên khi trồng cây dạng trụ hoặc các loại cây leo áp tường. Nguyên lý trồng rau thủy canh này khiến dung dịch được tưới đều từ trên xuống dưới, dinh dưỡng vì thế mà dễ dàng len lỏi vào từng phần rễ cây.

Hệ thống bán thủy canh
Hệ thống bán thủy canh

Dung dịch của hệ thống bán thủy canh không bị bít kín, vì thế mà không khí có thể lưu thông vào được.

Nguyên lý trồng rau thủy canh tại nhà

Thủy canh là phương pháp phù hợp với nhiều điều kiện cũng như không gian trồng trọt khác nhau. Có thể áp dụng nguyên lý trồng rau thủy canh ở những nơi khô cằn, khí hậu khắc nghiệt hay những diện tích vườn nhỏ hẹp trong không gian gia đình. Chính vì vậy mà ngày nay có rất nhiều người chọn hình thức canh tác này, vừa tiết kiệm thời gian, rau sạch lại đảm bảo vi chất dinh dưỡng vốn có.

Bước 1: Xử lý giá thể và hạt giống

Bạn có thể kết hợp nhiều loại giá thể khác nhau cho loại rau của mình, tuy nhiên loại giá thể hay được dùng nhất là vụn xơ dừa. Lưu ý trước khi bắt đầu ươm hạt, bạn cần phải xử lý loại bỏ các chất độc có trong xơ dừa để tránh lây bệnh cho cây. Việc này không đơn giản lắm với những người mới bắt đầu nên thay vì tự xử lý, bạn có thể tìm mua tại các cơ sở uy tín như giongrausach.com nhé.

Giá thể xơ dừa trồng rau thủy canh
Giá thể xơ dừa trồng rau thủy canh

Xơ dừa sau khi được xử lý sạch, dùng nước tưới đều vào. Có thể đưa xơ dừa vào trực tiếp từng rọ thủy canh hoặc để vào khay ươm mà bạn có. Thêm xơ dừa vào khoảng 2/3 rọ, dùng ngón tay tạo một lỗ nhỏ khoảng 1cm và đưa hạt mầm vào đó. Lấy xơ dừa lấp đầy vào phần lỗ trống, đảm bảo hạt nằm giữa phần giá thể. Chú ý giữ được độ ẩm cần thiết để hạt nhanh nảy mầm.

Trong nguyên lý trồng rau thủy canh yêu cầu ở giai đoạn này, mầm cây cần phải có đủ ánh sáng chiếu vào. Hạn chế những vị trí khuất sáng, có nhiều bóng dâm.

Bước 2: Ươm cây

Sau từ 5-6 ngày ươm hạt, bạn quan sát sẽ thấy hạt giống bắt đầu cho ra những lá mầm đầu tiên. Quan trọng nhất trong giai đoạn này là cây phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng để sinh trưởng.

Tiêu chuẩn đánh giá một giống cây phát triển tốt, khỏe mạnh là thân cây có độ dài tối đa là 0.7cm. Có 2 mầm lá xanh mọc ra và tuyệt đối không bị vàng. Bạn nên quan sát kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất thường ở cây rau và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 3: Đưa cây con lên giàn

Nếu áp dụng nguyên lý trồng rau thủy canh tĩnh, các giống cây chỉ cần khoảng 4-6 ngày là đã có thể đưa lên giàn thủy canh được. Nhưng nên để ý tránh việc nước không nên để quá đấy khiến rễ gặp hiện tượng úng nước.

Đưa cây lên giàn thủy canh
Đưa cây lên giàn thủy canh

Riêng với các hệ thống khác, bạn có thể phải chờ thời gian lâu hơn mới đưa được cây lên giàn. Cần phải đảm bảo cây đủ khỏe mới tiến hành đưa lên được.Thường thì khi thấy cây con đã mọc đủ 2 lá thật, phân rễ trắng đã xuất hiện thì có thể tiến hành đưa cây lên giàn thủy canh.

Dựa trên những nguyên lý trồng rau thủy canh, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên để ươm khoảng từ 10-15 ngày ở bên ngoài. Sau đó mới đưa lên hệ thống.

Một vài lưu ý trồng rau thủy canh

Nguyên lý trồng rau thủy canh
Nguyên lý trồng rau thủy canh

Để việc trồng trọt của bạn luôn có hiệu quả cao nhất, hãy lưu ý một vài vấn đề dưới đây nhé:

  • Hãy luôn chuẩn bị cây con trước khoảng 15 ngày, như vậy khi đưa vào hệ thống thủy canh, cây trồng sẽ phát triển nhanh hơn. u thu hoạch của bạn cũng sẽ rút ngắn thời gian hơn.
  • Kiểm tra thường xuyên các chỉ số PH, PPM cùng với nhiệt độ nước để giúp cây phát triển sinh trưởng được tốt nhất. Đây là một trong những nguyên lý trồng rau thủy canh tại nhà bạn không được bỏ qua.
  • Đừng nên ươm cây quá lâu ở nơi khuất ánh sáng, khoảng thời gian ươm quá 3 ngày trong bóng dâm làm cây yếu đi, thân màu trắng lại dễ gãy. Cây rau vì thế sẽ không đảm bảo dinh dưỡng vốn có.
  • Khi thu hoạch, bạn cần cắt bỏ gốc những cây đã thu hoạch để tránh lây nhiễm nấm bệnh cho những cây vẫn còn ở trên giàn.
  • Trường hợp tái sử dụng giá thể xơ dừa, nguyên lý trồng rau thủy canh đảm bảo là cần phơi khô và xử lý mầm bệnh trong đó mới dùng được cho mùa vụ tiếp theo.

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Với lượng kiến thức nhỏ về nguyên lý trồng rau thủy canh ở bài viết, chắc hẳn bạn đã phần nào đó hình dung ra được phương pháp trồng rau thủy canh này. Xu hướng của mô hình này đang ngày càng được ưa chuộng vì dễ áp dụng, cho ra sản phẩm chất lượng lại tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *