Chia sẻ: phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ

Phương pháp ủ mùn cưa để tạo thành phân bón hữu cơ đang được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Là một loại rác thải tự nhiên từ việc chế biến gỗ, mùn cưa trước đây thường ít được sử dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người ta phát hiện ra những công dụng hữu ích của nó. Đặc biệt đối với việc làm phân bón hữu cơ, rất tốt cho sự phát triển của các giống cây trồng.

Thế nào là mùn cưa

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ, nó có nguồn gốc từ việc chế biến, sản xuất gỗ trong công nghiệp. Các loại gỗ, tre, nứa được người thợ bào mỏng, sau đó nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, do kích thước quá nhỏ lại không đồng đều nên mùn cưa trước đây chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Không mang lại nhiều lợi ích sử dụng trong cuộc sống.

Mùn cưa
Mùn cưa

Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện ra những lợi ích đáng kể của mùn cưa. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, phương pháp ủ mùn cưa mang đến nhiều giá trị cho sự phát triển của cây trồng.

Công dụng của mùn cưa đối trong cuộc sống

Không chỉ trong nông nghiệp, mùn cưa còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

  • Ngành công nghiệp năng lượng
  • Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • Ngành công nghiệp xây dựng
  • Ứng dụng trong ngành nội thất
  • Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ, áp dụng hiệu quả trong trồng trọt

Với ngành công nghiệp năng lượng

Mùn cưa được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu trong việc sản xuất viên nén gỗ. Đây là một trong những loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng nhất hiện nay.

Viên nén gỗ
Viên nén gỗ

Mùn cưa là thành phần chính để sản xuất viên nén gỗ. Sau khi được thu mua, người ta sẽ viên mùn cưa thành những dạng tròn. Dưới sự tác động của nhiệt lượng khi đốt, thông qua dây chuyền sản xuất khép kín, viên mùn cưa sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc. Những viên gỗ này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng, lại hạn chế khí thải ra môi trường.

Với ngành công nghiệp chăn nuôi

Phương pháp ủ mùn cưa trộn là một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Mùn cưa sau khi được thu mua về sẽ được xử lý loại bỏ các tạp chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Sau đó mang đi đóng gói và bán ra thị trường theo nhu cầu của người sử dụng. Mùn cưa đóng gói được mang về, có thể kết hợp cùng với vỏ trấu để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi.

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa trộn thế này vừa giảm công sức trong việc dọn dẹp, chất thải được xử lý tốt. Đồng thời đây là một phương pháp giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi. Là phương pháp thân thiện với môi trường sống.

Với ngành công nghiệp trồng trọt

Mùn cưa hiện nay được coi là “thần dược” đối với lĩnh vực trồng trọt. Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ rất được ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón
Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón

Được áp dụng trong nhiều mô hình trồng trọt, đặc biệt thích hợp với các loại nấm như nấm linh chi, nấm hương, nấm mèo, nấm rơm… Tác dụng của mùn cưa trong phân bón giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí. Các giống cây trồng vì thế mà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh trưởng tốt hơn. Các loại nấm được trồng cùng với mùn cưa cho ra chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với ngành vật liệu xây dựng

Gạch siêu nhẹ
Gạch siêu nhẹ

Trong ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch siêu nhẹ chống cháy với khối lượng thấp đang trở thành xu hướng mới. Nguyên liệu chính để sản xuất loại gạch này là đất sét kết hợp cùng các chất phụ gia như mùn cưa hay mạt gỗ.

Với ngành nội thất

Gỗ ép là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Bạn có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu vì sự phổ biến của nó trong cuộc sống. Thành phần chính để tạo ra gỗ ép chính là mùn cưa. Người ta sử dụng nó để tạo ra những tấm gỗ ép với nhiều kích thước khác nhau. Loại gỗ này có giá thành rẻ lại đáp ứng được với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ

Với rất nhiều công dụng mà mùn cưa đem lại trong cuộc sống, ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một ứng dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi của chúng. Đó là chính là phương pháp ủ mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sinh học, hỗ trợ cho việc trồng trọt.

Lựa chọn nguyên liệu

Bạn có thể tận dụng từ những nguồn vật liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía… Khối lượng các loại nguyên vật liệu này vào khoảng 500-700kg. Trước khi ủ, bạn băm, nghiền nhỏ các nguyên liệu ra, kích thước càng nhỏ thì càng tốt.

Ủ mùn cưa
Ủ mùn cưa

Tưới nước vào nguyên liệu để làm ẩm, độ ẩm lý tưởng nên ở mức 60-65%. Một mẹo nhỏ được bà con truyền tai nhau trong việc kiểm tra độ ẩm. Đó là bạn nắm chặt một chút nguyên liệu vào lòng bàn tay, quan sát thấy các kẽ tay xuất hiện những vệt nước rỉ ra là được. Việc làm ẩm này nên làm trước khi tiến hành ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu thẩm thấu đều lượng nước được tưới vào.

Ngoài ra, với phương pháp ủ mùn cưa này bạn có thể bổ sung các loại phân động vật như phân gà, phân lợn, phân trâu, phân bò…

Lên men ủ phân

Với 1kg men ủ vi sinh, bạn sử dụng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi ở trên. Nên lưu ý với các vật liệu như vỏ cây, mùn cưa, trấu hay các nguyên vật liệu khó lên men bạn nên tăng lượng men ủ. Kích thích để quá trình lên men diễn ra được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tạo đống ủ

Để phương pháp ủ mùn cưa đạt được hiệu quả thiết thực, bạn trải đều các nguyên vật liệu thành từng lớp đan xen. Độ dày mỗi lớp ở trong khoảng từ 10-20cm. Giữa các lớp, bạn dùng men ủ pha trộn với cám gạo rải đều đan xen. Dùng bạt che kín đống ủ để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cũng như ảnh hưởng xấu từ thời tiết.

Chiều cao đống ủ không dưới 70-80cm, khối lượng lý tưởng lên đến hơn 500kg.

Đảo đống ủ

Trong suốt quá trình ủ, các loại vi sinh vật hoạt động liên tục khiến nhiệt độ đống ủ gia tăng nhanh chóng. Thường thì sau khoảng 2 ngày, nhiệt độ đống ủ của phương pháp ủ mùn cưa có thể lên đến 60°C. Nên để ý nếu thấy nhiệt độ cao hơn 65°C, lúc này bạn cần đảo trộn đống ủ. Trong quá trình đảo, để tạo được độ thoáng cho nguyên liệu ủ.

Phương pháp ủ mùn cưa
Phương pháp ủ mùn cưa

Bạn có thể sử dụng gậy để tạo ra các lỗ trong đống ủ nguyên liệu. Các lỗ này giúp nước dễ thẩm thấu vào đống ủ. Phương pháp ủ mùn cưa cũng đạt chất lượng cao trong việc tạo ra loại phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Kết thúc phương pháp ủ mùn cưa

Thời gian để ủ phân hữu cơ vào khoảng từ 30-40 ngày, trong suốt quy trình thực hiện phương pháp ủ mùn cưa, đống ủ nên được đảo trộn từ 2-3 lần. Khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu đen, không còn thấy mùi hôi nữa phân hữu cơ lúc đó đã có thể sử dụng được rồi.

Kết thức phương pháp ủ mùn cưa, phân bón hữu cơ có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng, rất có lợi cho sự phát triển của các giống cây. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phối trộn chúng với các vi sinh vật có lợi hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Bổ sung để tăng hiệu quả, năng suất của các giống cây trồng.

Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha

Kết luận

Phương pháp ủ mùn cưa được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó không thể không kể đến việc áp dụng để làm phân bón hữu cơ. Là nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ lại có khả năng tự phân hủy, không gây hại đến môi trường xung quanh. Chính vì thế mà mùn cưa trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *